Cụ Tổ Đại Thứ I

 DOMINICO  ĐOÀN – TÁI – THÁI (1804 -????)

NGÀY GIỖ: 25-10-ÂL

GIỖ BÀ: 10-12-ÂL

 

          Tiếp tục theo chí hướng của cha, Ông Đoàn – Tái-  Thái là con cả, ngày đêm lo lắng tạo – dựng cơ – nghiệp , vào một buổi sớm , khi gà vừa gáy canh năm , thầy trò và đoàn tùy tùng đã dậy để mang theo hành trang cuốc xẻng và một ít lương thực xuống thuyền , căng buồm trực chỉ hướng đã định.

          Khi bước xuống cồn đất này , toàn là những lau sậy , đầy rẫy những cỏ lác xình lầy , nơi đây là hoang địa không một bóng người , nhưng nhờ ở sự kiên trì , quyết tâm phấn đấu với thiên nhiên không ngừng , chịu đựng với sương gió muỗi đốt… Ông đã biến đổi khu đất này thành nơi trồng cấy có người ở. Ông đã thành công ! Và lấy nơi này là nơi tạo – dựng – cơ – nghiệp của Ông và truyền lại cho con cháu sau này , Ông đặt tên cho khu đất này là “TAM LÁC “ gồm có “LÁC – MÔN , LÁC – PHƯỜNG và LÁC – LÝ ( Tục hô vi  Tam Lác ) và riêng làng ta gọi là làng TÂN – LÁC – LÝ , Làng TÂN – LÁC – LÝ ( có nghĩa là nơi đầy cỏ lác đã biến thành làng mới ). Đời vua Minh Mạng thập tam niên 1832.

          Sau khi khai sơn phá thạch , khai sinh cho làng Tân – Lác – Lý , Ông vẫn không ngừng chí – hướng của Ông , Ông lại dùng thuyền cỡi sóng vượt ra ngoài khơi như một Kha – Luân – Bố , tìm đến một vùng đất mới nữa , cách xa làng Tân – Lác – Lý khoảng 10 dặm , ở phía Tây – Nam , Ông lại mộ dân đến khai khẩn lập lí ở đây , biến nơi đây thành ruộng đất phì nhiêu “ thẳng cánh cò bay “ và đặt tên là làng Quần Lạc .

          Sau đó , Ông để lại cho người em thứ hai là Ông Đoàn – Ngọc – Chiêm tiếp tục sự – nghiệp và Ông trở về làng Tân – Lác – Lý.

           Từ đó Ông là THÀNH – HOÀNG của hai làng : TÂN – LÁC – Lý và QUẦN – LẠC

          Hàng năm cứ vào đầu xuân , hai làng đó mở hội ăn mừng , chèo hát linh đình , tổ – chức các cuộc vui như đánh vật , đánh đu , chọi gà , cờ người , v.v…Bên Lương thì cúng tế rượu xôi , lơn quay , tứ linh , ngũ quả …

Bên Giáo thì xin lễ , cầu kinh , giảng thuyết để ca rao công – đức – sự – nghiệp của Ông. ( Hiện nay còn đền thờ ông ở làng Quần Lạc )

           Riêng làng TÂN – LÁC – LÝ là làng toàn tòng Công – Giáo , ngoài việc tổ chức vui ở đình làng như trên , cứ vào mùng hai Tết Nguyên Đán cả làng đi lễ cầu kinh cho Ông , Ông Tiên – chỉ trong làng hướng – dẫn cha xứ và dân làng đến phần mộ Ông để làm lễ Qui – Lăng , tức gọi là “ VIẾNG ÔNG CHÁNH QUẢN MỘ “ . Mộ Ông được táng tại đầu nhà thờ Tân – Lác – Lý về phía Bắc , cạnh tháp chuông là nơi an nghĩ ngàn năm danh dự nhất ở trong làng .

          Về ruộng Kỵ Điền cả hai làng để chi dụng vào ngày Lễ Giỗ có tới trăm mẫu , nhưng về sau con cháu trong họ đem dần bán đi , để chia sẻ cho các ngành , một phần để giúp đỡ người trong Họ , hiện nay chỉ còn mấy mẫu ở làng Quần Lạc .

           Ông Bà Ông Tổ sinh hạ được 2 người con :

  1. ĐOÀN – VĂN –QUÝNH, làm Lý Trưởng ở Làng Tân Lác Lý .
  2. ĐOÀN VĂN KHÁI , làm Thông lại ở trong Kinh, nên thường gọi là Ông Thông Khái
  • Giỗ Ông ngày 25-10 ÂL.
  • Giỗ Bà ngày 25-10 tháng chạp ÂL .

Mộ Bà táng tại Hậu – Đồng về phía Tây , gần thổ Ông Cán Chương , cạnh khu mộ Bà Chỉ – Lợi .